Phát ngôn Nguyễn Phú Trọng

Về chính trị

Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng[34]
  • Trong một nhận xét về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013:
...Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa. Cho nên nếu có sửa thì phải nói là “đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên CNXH” sẽ chuẩn hơn.[35]
  • Trong buổi tiếp xúc với cử tri đầu tháng 5 năm 2015, ông nhận xét về chuyện "nhất thể hóa" ở một số tỉnh, thành thí điểm nhưng không tổ chức HĐND (tức là không có cơ quan giám sát cùng cấp):
Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?[36]
  • Trong buổi tiếp xúc với cử tri ngày 8 tháng 10 năm 2018, khi được đề cử làm Tổng bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch nước, ông nhận xét:
Đến bây giờ thì không phải nhất thể hoá, đây là tình huống.[37][38]
  • Trong buổi tiếp xúc với cử tri ngày 24 tháng 11 năm 2018, ông nói:
Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế[39]
Dân chủ nhưng phải có kỷ cương, phải đúng hướng, đúng đường lối chỉ đạo của Đảng, tiếp thu ý kiến trí tuệ của nhân dân...[39]
Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi con người nó biến mình thành người khác lúc nào không biết, nó lái con đường của chúng ta đi vô cùng phức tạp. Về cơ bản là rất tốt rồi, nhưng không phải không có những người cậy mình có chút công lao để sinh ra kiêu ngạo, muốn nói gì thì nói, nói trái điều lệ, trái cương lĩnh. Thế ông có còn đảng viên nữa không, chưa nói là cán bộ. Vừa rồi phải khai trừ khỏi Đảng một vài trường hợp khác. Lúc đầu cũng kêu thế nọ thế kia, giờ có kêu gì được nữa không? Xử như vậy có đúng không?[39]
Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng Mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam

Với vấn nạn tham nhũng

...Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu.[40]
  • Về việc bài trừ, phòng chống tham nhũng:
Sốt ruột, bức xúc lắm, không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây (vấn đề tham nhũng) là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng
Bản thân mỗi đồng chí và vợ, con phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được.[41]
Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước phật đã phải hối lộ…Cho nên chúng ta phải xem xét, bĩnh tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt… [42]
  • Ngày 6 tháng 10 năm 2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu về vấn đề chống tham nhũng trong cuộc tiếp xúc với cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ, gây nhiều tranh cãi:
"Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định."[43]
  • Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2016, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017 diễn ra tại Hà Nội ngày 24 tháng 2:
“Không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”.[44]
  • Tại phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31/7/2017:
Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy.[45][46]

Quan điểm về lãnh đạo đất nước

  • Ngày 28 tháng 1 năm 2016, khi được các phóng viên hỏi: "Cảm nghĩ của Tổng Bí thư ra sao khi được bầu là người lãnh đạo cao nhất của Đảng?":
Hơi bất ngờ với tôi, khó trả lời.

Tôi cũng không ngờ được Đại hội tín nhiệm giới thiệu, được Ban Chấp hành trung ương bầu làm Tổng bí thư gần như 100% tuyệt đối.

Bất ngờ vì tuổi cao, sức khoẻ có hạn, trình độ có hạn, tôi đã xin nghỉ rồi.

Trách nhiệm Đảng giao thì tôi với tư cách đảng viên thì phải chấp hành.

Tôi chân thành cảm ơn đồng bào đã có những nhắn gửi, giao trách nhiệm cho chúng tôi.

Tôi bất ngờ, xúc động và có lo lắng vì trách nhiệm sắp tới còn nặng nề lắm, trước tình hình diễn biến trong nước và quốc tế.[47]

  • Ngày 28 tháng 1 năm 2016, trả lời câu hỏi của AFP: "Thưa Tổng Bí thư, ông có nghĩ rằng dưới sự tiếp tục lãnh đạo của ông và Bộ Chính trị, Việt Nam sẽ là đất nước giàu mạnh hơn và dân chủ hơn không?":
Tập thể lãnh đạo nhưng cũng cần đề cao trách nhiệm cá nhân, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân.

Cái hay của chúng ta là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.

Ở một số nước, nói dân chủ nhưng người đứng đầu quyết định hết, thế thì ai dân chủ hơn ai?

Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì hỏi liệu có dân chủ được không?.[48]

Kể tên các nước này thật không xác đáng, nhưng ở các nước ấy, nhân danh dân chủ, mà mọi quyết định lại nằm trong tay một người. Vậy thì nơi nào dân chủ hơn?[49]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyễn Phú Trọng http://www.bbc.com/vietnamese/mobile/vietnam/2012/... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40800627 http://www.voatiengviet.com/content/rsf-phan-ung-s... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb135548448 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb135548448 http://www.idref.fr/052482197 http://id.loc.gov/authorities/names/n96012744 http://d-nb.info/gnd/1124109587 http://ngonco.net/ve-chuyen-tong-bi-thu-chu-tich-n... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/chu-tich-ngu...